Trung Quốc tăng độ khó cho doanh nghiệp ngoại muốn mua đất hiếm

Thứ ba - 29/10/2024 05:50

Trung Quốc tăng độ khó cho doanh nghiệp ngoại muốn mua đất hiếm

Trung Quốc tăng độ khó cho doanh nghiệp ngoại muốn mua đất hiếm
Chính phủ Trung Quốc gây khó khăn đáng kể cho các công ty nước ngoài, đặc biệt là các nhà sản xuất chất bán dẫn, trong việc mua kim loại đất hiếm và các khoáng sản khác.

Trung Quốc đang cung ứng gần như toàn bộ đất hiếm và khoáng sản khác dùng trong sản xuất bán dẫn trên thế giới. Từ ngày 1/10, Bắc Kinh áp dụng quy định mới, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải cung cấp cho các cơ quan chức năng thông tin tường tận về cách sử dụng các lô hàng đất hiếm trong chuỗi cung ứng của phương Tây.

Một mỏ khai thác đất hiếm tại Trung Quốc. Ảnh: VCG

Bắc Kinh còn tăng cường kiểm soát đối với các nguyên tố hóa học ít nổi tiếng hơn, nhưng cũng cần thiết đối với sản xuất bán dẫn.

Ngày 15/9, Bộ Thương mại Trung Quốc hạn chế xuất khẩu antimon, dùng trong chất bán dẫn, chất nổ quân sự và các loại vũ khí khác. Năm ngoái, Bộ này áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với gallium và gecmani.

Luồng thông tin về đất hiếm cũng được thắt chặt. Việc khai thác và tinh chế đất hiếm được xem là bí mật nhà nước.

Tháng trước, Bộ An ninh Nhà nước thông báo hai nhà quản lý trong ngành công nghiệp đất hiếm đã bị kết án 11 năm tù vì rò rỉ thông tin cho người nước ngoài.

Các vật liệu này là một mặt trận trong cuộc chiến công nghệ lớn hơn giữa Trung Quốc và Mỹ. Mỗi bên đang siết chặt quản lý đối với các thành phần mà họ sản xuất, trong khi cố gắng phát triển chuỗi cung ứng trong hoặc ngoài nước, với các đồng minh đáng tin cậy.

Daan De Jonge, Giám đốc sản phẩm khoáng sản quan trọng tại công ty tư vấn Benchmark Mineral Intelligence so sánh nguy cơ gián đoạn nguồn cung với "thanh gươm Damocles, treo lơ lửng trên thị trường, sẵn sàng tấn công bất cứ lúc nào".

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, họ hành động để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, ngăn chặn phổ biến vũ khí và bảo vệ an ninh quốc gia.

Đất hiếm từ Trung Quốc được sử dụng trong các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do Mỹ sản xuất cũng như trong tuabin gió, động cơ xe điện, ống kính máy ảnh và bộ chuyển đổi xúc tác trên ô tô chạy bằng xăng. Nhu cầu đối với chúng dự kiến sẽ tăng lên.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự đoán các ngành công nghiệp năng lượng sạch như tuabin gió và ô tô điện sẽ cần lượng đất hiếm gấp 7 lần vào năm 2040 so với năm 2020.

Một ví dụ về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc là dysprosium, một loại đất hiếm được bán với giá hơn 100 USD một pound.

Trước đây, nó chủ yếu làm phụ gia trong nam châm cho ô tô điện. Nhờ khả năng chịu nhiệt cao, dysprosi ngày càng quan trọng trong chất bán dẫn tiên tiến.

Tụ điện trong chip của Nvidia và các hãng bán dẫn khác hiện làm từ dysprosi siêu tinh khiết. Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc sản xuất 99,9% dysprosi của thế giới, chủ yếu tại một nhà máy lọc dầu duy nhất ở Vô Tích, gần Thượng Hải.

Đây là một trong hai nhà máy cuối cùng ở Trung Quốc vẫn nằm trong tay nước ngoài, sau khi chính phủ mua hoặc quốc hữu hóa phần còn lại của ngành. Chủ sở hữu lâu năm của cả hai là một công ty Canada - Neo Performance Materials.

Gần đây, Neo thông báo cuối năm nay sẽ bán 86% cổ phần của nhà máy lọc dầu Vô Tích cho Shenghe Resources, một công ty Trung Quốc.

Cổ đông lớn nhất của Shenghe là Bộ Tài nguyên Đất đai Trung Quốc. Neo sẽ đóng cửa nhà máy lọc dầu khác và chuyển thiết bị cùng nhân sự đến Shenghe.

Sự kiểm soát mạnh mẽ hơn bao giờ hết của Trung Quốc đối với chuỗi cung ứng đất hiếm đã đẩy nhanh nỗ lực thiết lập chuỗi cung ứng ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, rất ít mỏ ngoài Trung Quốc và Myanmar có nồng độ dysprosi khả thi về mặt thương mại.

Các công ty Trung Quốc đã mua cổ phần hoặc quyền sản xuất tại các mỏ đang được phát triển ở Tanzania, Greenland và Australia. Trong khi đó, các nhà máy lọc đất hiếm thường mất nhiều năm để đi vào hoạt động.

Việc sản xuất dysprosi siêu tinh khiết cũng đặc biệt khó khăn: Neo đã mất 7 năm thử và sai để làm chủ quy trình hóa học 100 bước tại nhà máy lọc dầu Vô Tích.

Thông qua tiến bộ hóa học, các nhà máy lọc dầu Trung Quốc khai thác nhiều đất hiếm hơn với chi phí thấp hơn.

Trong nước, 39 trường đại học cung cấp các chương trình đào tạo kỹ sư và nhà nghiên cứu cho ngành công nghiệp đất hiếm.

Các trường đại học ở Mỹ và Châu Âu chủ yếu chỉ có các khóa học không thường xuyên.

(Theo NYT)

Tác giả: Du Lam

Nguồn tin: vietnamnet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 lượt xếp hạng

Click để xếp hạng bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay492
  • Tháng hiện tại19,491
  • Tổng lượt truy cập107,730
Thăm dò ý kiến

Tại sao bạn biết đến chúng tôi

Đối tác

tosiba
Sharp
hitachi
midea
daikin
skyworth
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây