Văn hóa ‘nồi áp suất’ và "chiếc còng tay vàng" tại Nvidia

Thứ năm - 29/08/2024 12:15

Văn hóa ‘nồi áp suất’ và "chiếc còng tay vàng" tại Nvidia

Văn hóa ‘nồi áp suất’ và "chiếc còng tay vàng" tại Nvidia
CEO Nvidia Jensen Huang từng nói ông hiếm khi sa thải nhân viên mà muốn “đày đọa họ đến sự vĩ đại”. Huang không nói đùa.

Sau hơn 30 năm hoạt động, nhà sản xuất chip Nvidia đã vươn lên trở thành “ông lớn” ngành công nghệ với vốn hóa hơn 3.000 tỷ USD nhờ hưởng lợi từ sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI).

Nhiều nhân viên của Nvidia cũng “phất” lên trông thấy. Theo khảo sát hơn 3.000 nhân viên Nvidia vào tháng 6, 76% là triệu phú và cứ ba người lại có một người sở hữu tài sản hơn 20 triệu USD. Từ năm 2019, cổ phiếu Nvidia tăng 3.776%.

Dù vậy, theo Bloomberg, ngay cả khi giầu có, văn hóa làm việc và kỳ vọng đối với nhân viên Nvidia vẫn giữ nguyên. Có thể gọi đây là văn hóa “nồi áp suất”.

Nhiều nhân viên Nvidia trở thành triệu phú khi công ty ngày càng phát triển. Ảnh: Nvidia

Một cựu nhân viên Nvidia thường được nghe các đồng nghiệp triệu phú khoe khoang về những căn nhà nghỉ dưỡng mới “tậu”, mua vé xem các sự kiện như Super Bowl hay chung kết NBA.

Trở thành triệu phú, họ thoải mái mua những chiếc xe hơi thể thao và xe sang, thậm chí sơn lại theo màu sắc biểu tượng của Nvidia nhưng chúng xuất hiện ở bãi xe công ty nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác. Điều này phần nào cho thấy áp lực công việc tại đây.

10 nhân viên đã và đang làm việc tại công ty của Jensen Huang kể về những giờ làm việc kéo dài, những tiếng mắng mỏ, la hét tại các cuộc họp, tranh giành sự chú ý của người giám sát đang phụ trách hơn 100 báo cáo trực tiếp.

Một cựu nhân viên hỗ trợ công nghệ doanh nghiệp khẳng định làm việc mỗi ngày, kể cả cuối tuần, đến 1 hoặc 2 giờ sáng. Các đồng nghiệp kỹ sư của anh còn làm việc trong thời gian dài hơn.

Những người khác khẳng định họp ít nhất 7 cuộc hàng ngày. Một cựu nhân viên tiếp thị dự tối đa 10 cuộc họp và mỗi cuộc họp thường có hơn 30 người tham gia.

Theo lời kể, những người làm việc ít hơn bình thường sẽ bị điểm mặt tại cuộc họp toàn công ty. Vào tháng 12, Huang nhận lời phàn nàn từ cấp dưới về những đồng nghiệp “bán nghỉ hưu”. Đáp lại, ông kêu gọi mỗi người hãy trở thành CEO của mình.

Dù môi trường làm việc áp lực, Nvidia không gặp khó khăn trong việc giữ chân nhân viên. Năm 2023, tỷ lệ bỏ việc tại công ty là 5,3%, song giảm đáng kể từ khi Nvidia vượt mốc vốn hóa 1.000 tỷ USD.

Báo cáo bền vững của công ty trong năm tài khóa 2024 tiết lộ tỷ lệ bỏ việc là 2,7%, thấp hơn nhiều so với con số 17,7% trung bình của ngành.

Tỷ lệ thấp như vậy có thể do cách Nvidia thưởng cổ phiếu cho người lao động: sau khi được thưởng cổ phiếu, 4 năm sau họ mới được bán.

Vì vậy, cách tốt nhất để được hưởng cổ phần là tiếp tục gắn bó với công ty để tối đa hóa lợi ích. Chính sách thưởng cổ phiếu này được xem như những chiếc gông cùm bằng vàng giữ nhân viên ở lại.

Nvidia cũng nổi tiếng là doanh nghiệp ít cấu trúc tầng lớp nên hấp dẫn hơn trong mắt nhân viên. Bản thân CEO Huang chỉ xử lý 60 báo cáo trực tiếp.

Dù khác biệt lớn về văn hóa làm việc với các công ty bán dẫn và công nghệ khác, hầu hết nhân viên Nvidia dường như đều hài lòng với phong cách lãnh đạo của Huang. Tỷ lệ tín nhiệm của ông trên trang web tuyển dụng Glassdoor là 97%.

Trên chương trình “60 Minutes” của đài CBS, Huang cho biết ông ép nhân viên như vậy vì “nếu muốn làm điều phi thường, bạn không nên dễ dãi”.

(Theo NYPost, Tom’s Hardware, Entrepreneur)

Tác giả: Du Lam

Nguồn tin: vietnamnet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 lượt xếp hạng

Click để xếp hạng bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay183
  • Tháng hiện tại4,363
  • Tổng lượt truy cập42,357
Thăm dò ý kiến

Tại sao bạn biết đến chúng tôi

Đối tác

tosiba
Sharp
hitachi
midea
daikin
skyworth
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây