VNPT kiến nghị hỗ trợ tắt sóng 2G, phủ sóng vùng lõm

Chủ nhật - 02/06/2024 14:23

VNPT kiến nghị hỗ trợ tắt sóng 2G, phủ sóng vùng lõm

VNPT kiến nghị hỗ trợ tắt sóng 2G, phủ sóng vùng lõm
Ông Nguyễn Nam Long, Phó Tổng Giám đốc VNPT kiến nghị Bộ TT&TT có chính sách hỗ trợ smartphone khi nhà mạng tắt sóng 2G và phủ sóng vùng lõm bằng quỹ công ích.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cùng các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT làm việc với VNPT ngày 28/5. Ảnh: TK

VNPT lên kế hoạch triển khai 5G toàn quốc

Ngày 28/5, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cùng các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với Tập đoàn VNPT. 

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Tổng Giám đốc VNPT Nguyễn Nam Long cho biết: 4 tháng đầu năm 2024, VNPT tăng trưởng khả quan. Năm 2023, VNPT đầu tư 5.800 tỷ đồng cho hạ tầng, chủ yếu cho mạng cố định gần 3.000 tỷ đồng, di động 1.800 tỷ đồng. Phương châm của VNPT là hạ tầng đi trước một bước, cáp quang hóa đến tận xã và hộ gia đình. 

VNPT chuyển sang ưu tiên phát triển dịch vụ số, nền tảng công nghệ lõi như Bigdata, AI, Cloud, IoT. Trong năm qua, nền tảng AI do các chuyên gia của VNPT làm chủ bao gồm các thành phần công nghệ lõi như xử lý hình ảnh, âm thanh, giọng nói. Trên cơ sở công nghệ này, VNPT đã xây dựng được hệ sinh thái ứng dụng vnSocial, VNPT SmartBot, VNPT Smart Voice… Năm 2023, công nghệ lõi nhận diện của VNPT đứng thứ 10 trên thế giới và đang chuyển mình từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số.

Hiện VNPT đã triển khai 5G tại 16 tỉnh thành, phục vụ khách hàng ở những khu vực trung tâm và đang lên kế hoạch triển khai 5G toàn quốc. Cáp quang của VNPT đã trển khai đến 100% số xã và 97% số thôn bản và đến tận nhà hộ gia đình. Tập đoàn VNPT đã khai trương trung tâm dữ liệu thứ 8 tại Hòa Lạc và sắp khai trương IDC phía Nam có quy mô lớn hơn Hòa Lạc.

Ông Nguyễn Nam Long kiến nghị Bộ TT&TT có cơ chế đẩy nhanh việc phê duyệt danh sách khách hàng được thụ hưởng từ Quỹ viễn thông công ích bằng cách chuyển việc phê duyệt này về các sở TT&TT vì địa phương sẽ nắm danh sách rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng có hướng dẫn việc hỗ trợ máy điện thoại smartphone khi các nhà mạng tắt sóng 2G để đẩy mạnh đưa người dân lên môi trường số. VNPT cũng đề nghị Bộ TT&TT hướng dẫn triển khai đồng bộ việc phủ sóng vùng lõm trên toàn quốc từ nguồn Quỹ Viễn thông công ích.

Ông Nguyễn Nam Long còn đề xuất cho đăng ký chuyển mạng trực tuyến và có quy định chi tiết trường hợp cho thuê bao chuyển mạng bởi thực tế nhà mạng có nhiều “chiêu trò” giữ chân khách hàng ở lại mạng mình. 

Đối với vấn đề chuẩn hóa thông tin thuê bao, đại diện VNPT cũng khẳng định, quan điểm của VNPT làm nghiêm túc, không chấp nhận SIM rác và SIM kích hoạt sẵn.

VNPT cũng kiến nghị Bộ TT&TT cho khách hàng sử dụng được đăng ký thông tin cá nhân trực tuyến với 8 bước chặt chẽ; phải quản lý dịch vụ OTT khi có tới 70% thuê bao đang sử dụng dịch vụ này mà lại chưa có chính sách quản lý.

Bộ TT&TT giải đáp, xử lý nhiều kiến nghị của VNPT

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho hay, Luật Viễn thông mới sắp có hiệu lực giải quyết vấn đề khó khăn của VNPT cũng như các doanh nghiệp viễn thông. Trong đó, OTT là dịch vụ viễn thông sẽ quản lý theo luật viễn thông, nhưng phải đảm bảo hài hòa lợi ích các bên. 

Thời gian qua, Bộ TT&TT đã nhận được phản ánh về chất lượng dịch vụ viễn thông. Các nhà mạng phải đẩy nhanh phủ sóng tại các vùng lõm để người dân thụ hưởng được dịch vụ viễn thông. Về an toàn thông tin cho hạ tầng số, VNPT cũng đã có bước tiến vượt bậc, nhưng vẫn cần đầu tư đúng tầm vóc. 

Về kiến nghị chuyển mạng giữ nguyên số của VNPT, Thứ trưởng giao cho Cục Viễn thông tiếp thu sửa đổi. Đối với kiến nghị đăng ký online, sắp tới Luật Viễn thông có hiệu lực và sẽ được triển khai. Đối với vấn đề quản lý giá cước viễn thông, đây là vấn đề khó và cần có một chuyên đề riêng về quản lý giá cước viễn thông để thúc đẩy phát triển bền vững cho cả người dùng và nhà mạng. 

Ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, cho biết lộ trình tắt sóng 2G sẽ thực hiện theo kế hoạch. Dự kiến vào tháng 10 tới, Bộ TT&TT sẽ tiến hành đấu giá băng tần 700 MHz để các nhà mạng có tần số tăng cường vùng phủ sóng.

Hiện VNPT đã triển khai 5G tại 16 tỉnh thành, phục vụ khách hàng ở những khu vực trung tâm và đang lên kế hoạch triển khai 5G toàn quốc. Ảnh: VN

Ông Nguyễn Thành Phúc Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết với chính sách mới, hạ tầng trung tâm dữ liệu là hạ tầng mới - dịch vụ viễn thông và sẽ có chính sách thúc đẩy; đề nghị VNPT hợp tác với các doanh nghiệp lớn để xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn tại Việt Nam đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn lớn. 

Liên quan đến chủ trương xử lý SIM rác, ông Nguyễn Thành Phúc đề nghị, VNPT phải siết chặt quản lý SIM rác. Bộ trưởng đã có thông điệp rất mạnh sẽ xử lý mạnh tay với các nhà mạng vi phạm. Bên cạnh đó, VNPT phải thúc đẩy nhanh quá trình cáp quang hóa đến hộ gia đình với mục tiêu mỗi năm VNPT có 1 triệu hộ gia đình có cáp quang và có phương án phủ sóng 4G nhanh tại các thôn bản chưa có điện lưới.

Đại diện Trung tâm Chứng thực chữ ký số cho biết, hiện VNPT đang đứng số 1 về thị trường chứ ký số chứng thư. Doanh thu năm 2023 của VNPT đạt khoảng 240 tỷ đồng, đây là con số nhỏ nếu so với mục tiêu mỗi người dân có 1 chứng thư chữ ký số và phải dễ sử dụng như điểm chỉ. Vì vậy, VNPT phải đưa ra nhiều cách thức để phổ cập chữ ký số đến người dùng.

Trước kiến nghị của VNPT, đại diện Quỹ Viễn thông công ích cho biết, cơ chế trước đây giao cho các Sở TT&TT xác nhận những hộ được thụ hưởng từ quỹ công ích, nhưng hiện nay sẽ giao cho Quỹ xác nhận và cũng có nhiều vướng mắc. Vấn đề này sẽ được khắc phục trong thời gian tới.

Tác giả: Thái Khang

Nguồn tin: vietnamnet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 lượt xếp hạng

Click để xếp hạng bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay384
  • Tháng hiện tại8,007
  • Tổng lượt truy cập126,115
Thăm dò ý kiến

Tại sao bạn biết đến chúng tôi

Đối tác

tosiba
Sharp
hitachi
midea
daikin
skyworth
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây